Downtrend Là Gì? Cách Giao Dịch Forex Với Xu Hướng Giảm

0
536
Downtrend Là Gì? Cách Giao Dịch Forex Với Xu Hướng Giảm
Downtrend Là Gì? Cách Giao Dịch Forex Với Xu Hướng Giảm

English Indonesia Português

Trend là món ăn ưa thích của các trader chuyên nghiệp. Chỉ cần thị trường có Trend (xu hướng rõ ràng), họ gần như kiếm được tiền. Trong bài viết trước, tôi đã đề cập tất tần tật về Uptrend. Và bây giờ, tôi sẽ giới thiệu cho bạn về Downtrend (xu hướng giảm): Nó là gì? Làm sao để xác nhận? Và làm thế nào để mở những giao dịch Forex an toàn với Downtrend.

Nếu bạn chưa biết về Uptrend (xu hướng tăng). Hãy đọc lại thật kĩ bài viết này:

+ Uptrend Là Gì? Giao Dịch Forex Hiệu Quả Theo Xu Hướng Tăng

Đăng Ký Exness Nhận Miễn Phí $1,000Nhận miễn phí $1,000 vào tài khoản Demo dành cho người mới

Downtrend là gì? Đặc điểm và các mô hình phổ biến của xu hướng giảm

Downtrend là xu hướng giảm giá của thị trường. Giá liên tục giảm xuống trong 1 khoảng thời gian dài. Tạo ra các đáy sau thấp hơn đáy trước. Và các đỉnh sau thấp hơn các đỉnh trước.

Trong phân tích kỹ thuật, Downtrend (xu hướng giảm) còn được gọi là Bear Market (thị trường con gấu).

Downtrend là gì?
Downtrend là gì?

Đặc điểm nhận biết Downtrend hay xu hướng giảm

+ Đáy sau thấp hơn đáy trước. Đáy (B) thấp hơn đáy (A), đáy (C) thấp hơn đáy (B)… cứ như thế, các đáy sau sẽ thấp hơn các đáy trước.

+ Đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước: Đỉnh (2) thấp hơn đỉnh (1), đỉnh (3) thấp hơn đỉnh (2)… Thị trường liên tục tạo ra những đỉnh sau thấp hơn các đỉnh trước.

Khi cả 2 dấu hiệu này được tạo ra, bạn mới có thể chắc chắn thị trường đã bước vào Downtrend.

Đặc điểm nhận biết Downtrend
Đặc điểm nhận biết Downtrend

Những mô hình phổ biến của xu hướng giảm

Mô hình 1: Downtrend vẽ được đường trendline

Đây là mẫu hình Downtrend kinh điển nhất, hoàn hảo nhất trong phân tích kỹ thuật.

Trendline là gì? Trả lời: Trendline là đường xu hướng. Trong Downtrend, đường Trendline giảm sẽ nối các đỉnh lại với nhau. Đóng vai trò như 1 đường kháng cự cho thị trường trong xu hướng giảm. Và khi giá chạm vào Trendline, nó sẽ giảm trở lại.

Trong xu hướng giảm (Downtrend), bạn chỉ cần vẽ 1 đường thẳng đi xuống, nối 3 đỉnh lại với nhau. Vậy là bạn sẽ có 1 đường Trendline trong Downtrend.

Đường trendline trong xu hướng giảm
Đường trendline trong xu hướng giảm

Mô hình 2: Giá phá hỗ trợ, giảm xuống và đi vào Downtrend

Đây là mô hình xu hướng giảm dễ nhận biết và rất hay xuất hiện trên thị trường: Giá phá vỡ (Break out) ngưỡng hỗ trợ và đi xuống. Sau đó Retest lại vùng hỗ trợ vừa phá ấy (Sau Break Out đã trở thành kháng cự).

Giá phá hỗ trợ và đi vào Downtrend
Giá phá hỗ trợ và đi vào Downtrend

Mô hình 3: Downtrend và Retest

Đây cũng được xem là 1 trong những mô hình rất hay bắt gặp khi thị trường hình thành xu hướng giảm. Giá sẽ liên tục giảm, tạo ra các đáy sau thấp hơn các đáy trước. Và mỗi lần phá đáy, giá sẽ Retest (kiểm tra lại) vùng đáy cũ vừa mới vượt qua. Sau đó tiếp tục giảm xuống. Quá trình Downtrend cứ lặp lại nhiều lần như vậy. Giảm > Retest > và tiếp tục giảm.

Retest các ngưỡng cản trong xu hướng giảm
Retest các ngưỡng cản trong xu hướng giảm

Mô hình 4: Downtrend theo mô hình bậc thang

Giá giảm, sau đó đi ngang, rồi lại tiếp tục giảm. Nhìn tổng thế thì bạn sẽ biết đây là xu hướng giảm (Downtrend). Nhưng bạn sẽ không biết vào lệnh như thế nào và khi nào vào lệnh để an toàn?

Downtrend theo mô hình dạng bậc thang
Downtrend theo mô hình dạng bậc thang

Ví dụ thực tế các mô hình trong Downtrend

1. Vẽ đường Trendline trong xu hướng giảm.

Vẽ đường Trendlinetrong Downtrend
Vẽ đường Trendlinetrong Downtrend

2. Giá Break Out vùng hỗ trợ và đi xuống.

Ví dụ thực tế giá Break Out vùng hỗ trợ và đi xuống
Ví dụ thực tế giá Break Out vùng hỗ trợ và đi xuống

3. Xu hướng giá giảm và Retest.

Ví dụ giá phá đáy trong Downtrend và Retest
Ví dụ giá phá đáy trong Downtrend và Retest

4. Xu hướng giảm bậc thang.

Xu hướng giảm dạng bậc thang
Xu hướng giảm dạng bậc thang

Khi nào thì Downtrend (xu hướng giảm) kết thúc?

Trả lời: Khi các nguyên tắc của Downtrend bị phá vỡ. Đỉnh sau không còn thấp hơn đỉnh trước và đáy sau không còn thấp hơn đáy trước => xu hướng giảm kết thúc.

Downtrend kết thúc, thị trường khả năng sẽ rơi vào 2 trường hợp: Hoặc là đi ngang (Sideway), hoặc là Uptrend trở lại (xu hướng tăng).

Khi nào thì Downtrend kết thúc?
Khi nào thì Downtrend kết thúc?

Những nguyên tắc giao dịch trong Downtrend

Trend Is My Friend (xu hướng là bạn). Làm ơn nhắc đi nhắc lại câu nói này khi bạn mở biểu đồ nến và bắt đầu giao dịch. Trend là “người bạn thân thiết”, hãy nương theo xu hướng đó và giao dịch. Và trong Downtrend (xu hướng giảm), bạn chỉ được mở các lệnh SELL (giao dịch giảm).

Tất cả những gì bạn cần làm để kiếm được tiền trên thị trường này là: Đợi trend và tuân theo kỷ luật: Uptrend = BUY, Downtrend = SELL.

Nguyên tắc giao dịch trong Downtrend
Nguyên tắc giao dịch trong Downtrend

3 Tín hiệu giao dịch trong Downtrend

Công thức giao dịch trong Downtrend (xu hướng giảm): Bạn chỉ được mở lệnh SELL.

Có 3 tín hiệu cực kì quan trọng mà bạn phải chú ý: (i) Các mô hình nến đảo chiều giảm, (ii) Break out Hỗ trợ hình thành xu hướng giảm, (iii) Retest các ngưỡng cản trong Downtrend. Tôi sẽ giải thích từng loại tín hiệu để bạn có thể hiểu rõ hơn

Tín hiệu 1: Các mô hình nến đảo chiều từ tăng sang giảm

Giá sẽ liên tục giảm trong Downtrend. Kết hợp với các mẫu hình nến giảm, các giao dịch của bạn sẽ an toàn hơn rất nhiều.

Tôi sẽ liệt kê 3 mô hình nến đảo chiều giảm giá có xác suất chính xác cao nhất: Bearish Pin Bar (Shooting Star), Bearish EngulfingEvening Star. Đây là tín hiệu chuẩn để bạn có thể hành động trong Downtrend.

Các mô hình nến đảo chiều từ tăng sang giảm
Các mô hình nến đảo chiều từ tăng sang giảm

Tín hiệu 2: Giá phá ngưỡng (Break out) Hỗ Trợ và đi xuống, hình thành Downtrend

Phần lớn trong các trường hợp, thị trường sẽ tạo ra 1 cây nến dài để phá ngưỡng Hỗ Trợ dứt khoát và đi xuống => Hình thành Downtrend. Đây cũng được xem là tín hiệu để bạn tập trung và đặt 1 lệnh SELL theo xu hướng.

Giá Break out vùng Hỗ Trợ và đi xuống tạo Downtrend
Giá Break out vùng Hỗ Trợ và đi xuống tạo Downtrend

Tín hiệu 3: Retest các ngưỡng cản trong Downtrend

Khi thị trường bước vào Downtrend (xu hướng giảm). Giá sẽ liên tục giảm, tạo ra các đáy sau thấp hơn các đáy trước. Và mỗi lần phá đáy, khả năng cao giá sẽ Retest (kiểm tra lại) vùng đáy cũ vừa mới vượt qua. Tôi thường gọi đây là các ngưỡng cản trong Downtrend.

Giá phá đáy và Retest trong downtrend
Giá phá đáy và Retest trong downtrend

Hướng dẫn giao dịch Forex hiệu quả nhất với Downtrend

Bạn phải thực sự nắm được 3 tín hiệu trên. Đó là mấu chốt của việc: Có nên quyết định vào lệnh không? Và bây giờ, tôi sẽ đi vào chi tiết:

Cách 1: Giao dịch Forex với đường Trendline trong xu hướng giảm

Đây là cách giao dịch hiệu quả nhất với Downtrend khi có thể vẽ được Trendline. Chỉ cần giá chạm vào Trendline và giảm xuống. Khi đó, nếu 1 trong 3 loại nến tín hiệu trên xuất hiện, hãy mở 1 lệnh SELL.

+Entry (Điểm mở lệnh): Ngay sau khi giá tạo xong 1 mẫu nến tín hiệu như Evening Star (hoặc Bearish Engulfing, Bearish Pin Bar) khi chạm vào đường Trendline.

+Stop loss (Điểm dừng lỗ): Đặt tại đỉnh gần nhất trước khi giá chạm Trendline.

+Take Profit (Điểm chốt lời): Bạn chốt lời khi giá chạm vào các hỗ trợ đã hình thành trong quá khứ.

Giao dịch Forex với đường Trendline trong xu hướng giảm
Giao dịch Forex với đường Trendline trong xu hướng giảm

Cách 2: Giao dịch với Retest và Break Out trong Downtrend

Đây là cách giao dịch rất an toàn. Khi giá có dấu hiệu Break Out hỗ trợ và đi xuống tạo Downtrend. Hãy kiên trì chờ đợi điểm Retest của nó. Nếu khi Retest giá tạo 1 trong 3 mẫu nến tín hiệu mà tôi đã giới thiệu ở trên. Bạn có thể xem xét mở 1 lệnh SELL như sau:

+Entry (Điểm mở lệnh): Ngay sau khi giá tạo xong 1 mẫu nến tín hiệu như Evening Star (hoặc Bearish Engulfing, Bearish Pin Bar) khi quay lại Retest kháng cự mới hình thành (là hỗ trợ cũ).

+Stop loss (Điểm dừng lỗ): Đặt tại mức kháng cự mà giá vừa Retest.

+Take Profit (Điểm chốt lời): Bạn chốt lời khi giá chạm vào các hỗ trợ đã hình thành trong quá khứ.

Giao dịch Forex với Retest và Break Out
Giao dịch Forex với Retest và Break Out

Cách 3: Giao dịch theo Trend và Signal

Đây là phong cách giao dịch có đôi phần mạo hiểm trong Downtrend. Tuy nhiên, ưu điểm của nó là dễ có được điểm mở lệnh hợp lý. Bạn chỉ cần tập trung vào 2 yếu tố: Xu hướng (trend) và tín hiệu (Signal).

+Entry (Điểm mở lệnh): Ngay sau khi giá tạo xong 1 mẫu nến tín hiệu như Evening Star (hoặc Bearish Engulfing, Bearish Pin Bar).

+Stop loss (Điểm dừng lỗ): Đặt tại mức kháng cự gần nhất trong Downtrend. (ví dụ như trong hình là đuôi của cây nến Bearish Pin Bar).

+Take Profit (Điểm chốt lời): Bạn chốt lời khi giá chạm vào các hỗ trợ đã hình thành trong quá khứ.

Giao dịch Forex theo Trend và Signal
Giao dịch Forex theo Trend và Signal

Kết luận về cách giao dịch Forex với Downtrend

Đừng cố chặn 1 đoàn tàu lao dốc, nó sẽ cán chết bạn. Downtrend cũng vậy, khi thị trường giảm giá hoặc là bạn nương theo xu hướng đó, hoặc là bạn đừng làm gì cả. Chống lại xu hướng chính là “ném tiền qua cửa sổ”.

Những gì bạn cần phải làm trong Downtrend chính là: Đợi tín hiệu và mở lệnh SELL

Hãy đăng ký 1 tài khoản Demo bên dưới đây, mở biểu đồ nến Nhật và kiểm chứng những gì đã được học trong hôm nay.

Tôi sẽ có nhiều bài viết thực hành kiến thức này. Vì đây là cách giao dịch Forex an toàn nhất mà bạn có thể thực hiện với Downtrend.

Thân ái!

Đăng Ký Exness Nhận Miễn Phí $1,000Nhận miễn phí $1,000 vào tài khoản Demo dành cho người mới

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here