Price Action: Fibonacci Hồi Quy (Chap 9)

0
30
Price Action: Fibonacci Hồi Quy
Price Action: Fibonacci Hồi Quy

English

1 trong những kỹ năng mà tôi vẫn hay dùng trong quá trình phân tích và lên kế hoạch: Fibonacci Hồi Quy (Fibo thoái lui) hay còn được gọi là Fibonacci Retracement. Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ tập trung về kinh nghiệm và cách dùng Fibonacci của tôi với Gold, không nói về các dãy số hay sự vi diệu của Fibo.

Nhắc lại: Bạn đang đọc chuỗi seri Price Action của tôi. Chia sẻ theo phong cách và kinh nghiệm của tôi. Bạn có thể đọc lại toàn bộ seri này tại đây: SERI PRICE ACTION

Đăng Ký Exness 

Cách sử dụng Fibo hồi quy

Với tôi, Fibo chỉ có 5 mốc chính: 0 – 0.382 – 0.5 – 0.618 – 1. Trong đó 0.5 sẽ là trung tâm, là nơi cân bằng giá. Tôi cũng chẳng quan tâm là nên vẽ từ 0 => 1 hay từ 1 => 0, vì đơn giản mọi thứ đối xứng nhau qua đường 0.5 nên dù bạn vẽ kéo Fibo hồi quy từ trên xuống hay từ dưới lên thì nó vẫn như nhau.

Cách sử dụng Fibonacci hồi quy
Cách sử dụng Fibonacci hồi quy

Tại sao lại gọi Fibo hồi quy? Vì thị trường không bao giờ đi 1 mạch. Uptrend hay Downtrend gì cũng cần phải có những con sóng hồi, và Fibo hồi quy được tôi áp dụng để lên kế hoạch đi đứng lệnh tại những nhịp hồi.

Đăng Ký Exness 

Fibonacci hồi quy với GOLD

Riêng với vàng tôi sẽ chia ra Downtrend và Uptrend. Có chút khác biệt, nên chia ra để dùng.

Vẽ Fibo với Gold trong Downtrend

Biểu đồ nến 4h (Tradingview), Vẽ Fibo hồi quy:

(A) Điểm bắt đầu: Giá mở cửa của cây nến đỏ đầu tiên khởi động cho nhịp giảm (Downtrend). Không phải là giá cao nhất nhé!!!!!

(B) Kéo xuống 1 mạch tại giá thấp nhất của con sóng giảm này.

Vẽ Fibo với Gold trong Downtrend
Vẽ Fibo với Gold trong Downtrend

Vậy 3 vùng giá bạn cần lưu ý để chuẩn bị cho 1 lệnh SELL sẽ là:

– 1815 ứng với vùng 0.382

– 1825 ứng với vùng 0.5

– và 1837 ứng với vùng 0.618

Lý do tại sao tôi lại vẽ Fibo như vậy?

(i) Với vàng, tôi sẽ vẽ Fibo trên biểu đồ nến 4h và mốc bắt đầu sẽ là ngay giá mở cửa của cây nến đầu tiên khởi động cho con sóng giảm. Không phải là mức giá cao nhất. Vì đây là kinh nghiệm.

(ii) Tại sao lại kéo về vùng (B). Vì tại đây, giá tạo 2 đáy, có thể sẽ tạo ra 1 cú nẩy lên.

(iii) Tại sao điểm khởi đầu của Fibo chọn giá mở cửa cây nến nhưng điểm kết thúc lại chọn giá thấp nhất? Vì kinh nghiệm của tôi chỉ ra như thế.

Và đây là kết quả: Giá vàng hồi về vùng Fibo 0.382. Sau đó tiếp tục giảm trở lại.

Kết quả giá vàng hồi về vùng Fibo 0.382
Kết quả giá vàng hồi về vùng Fibo 0.382

Ok! tiếp 1 ví dụ khác. Tôi sẽ vẽ thêm 1 ví dụ nữa, còn lại, bạn tự lên Tradingview kiểm chứng nhé.

(1) Giá giảm Break Out khỏi Key Level trước đó => thị trường hình thành xu hướng giảm.

(2) Vẽ Fibo bắt đầu từ giá mở cửa của cây nến giảm đầu tiên trong sóng giảm này.

(3) Kéo Fibo xuống điểm thấp nhất con sóng giảm.

Vẽ Fibo hồi quy trong con sóng giảm
Vẽ Fibo hồi quy trong con sóng giảm

Ta được 3 vùng lưu ý để canh những lệnh SELL:

– 1807 ứng với Fibo 0.382

– 1815 ứng với Fibo 0.5

– 1823 ứng với Fibo 0.618

Kết quả: Giá phản ứng tại vùng Fibo 0.382 và Fibo 0.5

Giá hồi về vùng Fibo sau đó giảm trở lại
Giá hồi về vùng Fibo sau đó giảm trở lại

Vẽ Fibo với Gold trong Uptrend

Tại sao lại có sự khác biệt giữa Uptrend và Downtrend khi vẽ Fibonacci?

Trả lời: Downtrend của Vàng thường là những cú giảm mạnh full lực, để trader cháy tài khoản xong mới có nhịp hồi.

Ngược lại, trong Uptrend, “cậu” thường đi có ăn có học hơn: Tăng, xong hồi về (Pullback), quét SL các kiểu, sau đó tiếp tục tăng… Vì thế mà tôi sẽ sử dụng Fibo hồi quy để dự đoán vùng Pullback.

Vẫn là biểu đồ nến 4h trên Tradingview. Vẽ Fibo hồi quy trong con sóng tăng:

Vẽ Fibo hồi quy trong Uptrend
Vẽ Fibo hồi quy trong Uptrend

(A) Điểm bắt đầu: Giá đóng cửa của cây nến khởi động cho con sóng tăng.

(B) Kéo đến giá cao nhất của nhịp tăng này. Những vùng giá hồi cần lưu ý sẽ là:

– 1836 tại fibo 0.382

– 1824 tại fibo 0.5

– và 1811 tại fibo 0.618

Và kết quả: Giá giảm, hồi về vùng Fibo 0.5 sau đó bật tăng trở lại

Kết quả
Kết quả

Nhịp tăng tiếp theo – như trên: Bắt đầu từ cây nến khởi động cho nhịp sóng tăng này, kéo Fibo đến mức giá cao nhất (đỉnh).

Trong Uptrend tôi sẽ vẽ Fibo theo từng nhịp tăng
Trong Uptrend tôi sẽ vẽ Fibo theo từng nhịp tăng

Cứ như thế, mỗi nhịp tăng cứ kéo Fibo từ cây nến bắt đầu đến đỉnh của nhịp tăng đó, ta sẽ được những vùng giá hồi quy.

Vẽ Fibo từng nhịp khi thị trường Uptrend
Vẽ Fibo từng nhịp khi thị trường Uptrend

Nói tóm lại: Trong Uptrend, sử dụng Fibo hồi quy theo từng nhịp tăng để lên kế hoạch BUY tại những vùng 0.382 – 0.5 – 0.618. Không cần phải BUY đuổi hay Fomo, vì “con bò” khi chạy sẽ có những nhịp nghĩ, lùi lại lấy đà để chạy tiếp.

Kinh nghiệm bản thân

Xét về độ “mất dạy” thì chắc không ai qua vàng rồi. Đi lên thì chậm, rung lắc, quét SL liên tục. Còn đi xuống thì nhanh, lắm lúc chỉ cần 1 đêm thôi cũng banh hết thành quả tăng giá trước đó. Vì thế, Sử dụng Fibo hồi quy cũng cần uyển chuyển và linh hoạt.

Điểm vào lệnh thì sao? Đương nhiên, Fibo là 1 công cụ để dự đoán và lên kịch bản. Còn vào lệnh cần phải kết hợp thêm cả vùng key level + tín hiệu nến. Chuyện vào lệnh để mấy bài viết sau!

Tôi sẽ tiếp tục với bài sau với 2 chủ đề: Fibo 50 – vùng cân bằng và những chia sẻ về Fibo hồi quy cho các cặp tiền tệ.

Bài đã dài, thay vì viết tiếp, bạn hãy thử ôm mớ kiến thức trên đi vẽ vời backtest trên Tradingview xem sao? Vậy nhé!

Đăng Ký Exness 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here