Quản lý vốn là gì? 5 nguyên tắc và 6 phương pháp quản lý vốn trong Forex

0
282
Quản lý vốn là gì

English Indonesia Português

“Trong giao dịch, bạn đúng hay sai không quan trọng. Cái chính là bạn kiếm được bao nhiêu khi đúng và mất bao nhiêu khi sai” – George Soros

Có thể bạn chưa biết: Tỷ lệ thắng của Soros chỉ là 23%. Bạn không nghe lầm đâu, người đàn ông được gọi là thiên tài đầu cơ có 1 xác suất thắng cực kỳ khiêm tốn. Nhưng nếu bạn chịu khó đọc, bạn sẽ biết những lần thắng của ông ta chính là:

– Cú Short/Sell (bán khống) đồng Bảng Anh (1992) mang về cho Soros hơn 1 tỷ USD.

George Soros bán khống đồng bảng Anh
George Soros bán khống đồng bảng Anh

– Thương vụ đánh sập đồng Baht Thái (1997) với tổng lợi nhuận ước đoán là khoảng 800 triệu USD.

– Bán khống đồng Yên Nhật (2013) và kiếm lời hơn 1,2 tỷ USD.

George Soros đã trở thành tỷ phú đúng như cái cách mà ông ta nói: Thua ít nhất khi sai và thắng nhiều nhất khi đúng. Và nó được gói gọn thành 3 chữ: QUẢN LÝ VỐN.

Ok! vào bài thôi. Tôi sẽ viết về 3 chủ đề:

– Quản lý vốn là gì? Tại sao phải quản lý vốn trong giao dịch.

– Những nguyên tắc trong quản lý vốn.

– Những cách quản lý vốn trong giao dịch Forex – Gold (ứng dụng mọi thị trường).

Quản lý vốn là gì?

Quản lý vốn là quá trình kiểm soát số tiền đầu tư của bạn.

2 vấn đề quan trọng nhất của quản lý vốn chính là: (i) Hạn chế tối đa mức rủi ro và (ii) Bảo toàn lợi nhuận trong quá trình giao dịch.

Với những trader chuyên nghiệp, quản lý vốn chính là công việc kiểm soát rủi ro trong quá trình giao dịch và quản lý vốn chính là quản lý cảm xúc.

Quản lý vốn là gì?
Quản lý vốn là gì?

Tại sao phải quản lý vốn?

Tồn tại

Đã ai nói với bạn thị trường như chiến trường chưa? Nó không in tiền, và mọi người đều cố lấy tiền của nhau. Thậm chí, cả nhà cái, những kẻ làm giá hoặc những chủ sàn cũng đang cố “ăn hết” tiền của bạn.

Chính vì thế, bài học đầu tiên của bạn khi bước chân vào thị trường chính là: Thích nghi và tồn tại. Và để đạt được mục tiêu ấy, tất cả những gì bạn cần làm là: QUẢN LÝ VỐN.

Một nguyên tắc chung trên mọi thị trường bạn tham gia: Coin, Chứng khoán, Forex, Hàng hóa…. Chỉ cần bạn “không chết”, chỉ cần bạn tồn tại đủ lâu, tự nhiên lợi nhuận sẽ tới

Giải các bài toán tâm lý

Cuộc chơi của tiền là cuộc chơi tâm lý. Không phải bạn phân tích hay dự đoán thị trường sai, mà là tâm lý của bạn không đủ tốt để làm đúng như những gì bạn đã lên kế hoạch. Vậy nếu câu hỏi là làm sao để khắc phục được yếu tố tâm lý?

Câu trả lời là: QUẢN LÝ VỐN. Tại sao tôi nói vậy?

Lý do: Nếu bạn biết trước bạn mất bao nhiêu tiền, tâm lý bạn sẽ ổn định hơn rất nhiều. Ví dụ, bạn có khả năng kiếm 3000$ mỗi tháng và mỗi lệnh giao dịch bạn sẽ mất 30$ (chỉ đáng 1%) trên tổng thu nhập hàng tháng của bạn. Vậy thì có gì đâu để sợ?

Giải các bài toán tâm lý trong giao dịch
Giải các bài toán tâm lý trong giao dịch

Hướng đến lợi nhuận

Giờ thì, hãy thử dùng 1 cái đầu có não để suy nghĩ xem: Mỗi lần bạn mở 1 giao dịch, chính là mỗi lần bạn chơi 1 trò chơi xác suất. Mặc dù xác suất thắng sẽ cao, nhưng vẫn tồn tại 1 tỷ lệ thua nhất định.

Vậy làm thế nào để có thể thắng nhiều nhất khi đúng và thua ít nhất khi sai.

Câu trả lời vẫn là: QUẢN LÝ VỐN. Chỉ có như thế, tài khoản của bạn mới có lợi nhuận.

5 nguyên tắc quản lý vốn

Cắt lỗ, cắt lỗ và cắt lỗ

Thần chú trong giao dịch: Cắt lỗ, cắt lỗ và cắt lỗ. Nếu bạn làm tốt điều đó may ra bạn mới kiếm được tiền – trích

Chén thánh trong giao dịch cũng chỉ xoay quanh 2 từ: CẮT LỖ.

Cắt lỗ, cắt lỗ và cắt lỗ
Cắt lỗ, cắt lỗ và cắt lỗ

Học được cách CẮT LỖ, chưa chắc bạn đã kiếm được tiền, nhưng bạn sẽ tồn tại được. Ngược lại, không CẮT LỖ, 100% bạn sẽ mất tiền. Nhớ nhé, là 100%, không tin bạn có thể thử.

Ngừng ảo tưởng

Khi tôi bắt đầu với Forex, tôi từng nghĩ mình sẽ tự do tài chính, mình sẽ giàu, mình sẽ đi mọi nơi trên thế giới… Có ai tiêm nhiễm vào đầu của bạn những điều đó không?

Càng kỳ vọng, lại càng thất vọng, càng thất vọng lại càng tiêu cực. Như 1 vòng luẩn quẩn, hết lần này đến lần khác: Tham rồi lại sợ, sợ rồi lại thua. Cứ như thế lặp đi lặp lại.

Thử bắt đầu bằng cách: Hạ thấp kỳ vọng xuống, đặc mục tiêu tồn tại và thích nghi. Sau đó là kiếm những khoản lời nhỏ và đều đặn. Mọi chuyện sẽ khác, bạn sẽ như 1 đứa trẻ tập bò, tập đi, tập nói…

Nếu ngay từ xuất phát điểm, bạn nghĩ đến chuyện kiếm thật nhiều tiền, thì bạn sẽ thất vọng. Nhưng nếu bạn nghĩ: cần phải mất tiền để học và thích nghi, thì khi có được những khoản lợi nhuận nhỏ, bạn sẽ thấy tích cực hơn rất nhiều.

Tư duy chậm

Những hành động thường thấy ở 1 Trader: Xem chart mọi lúc mọi nơi, cố gắng vào lệnh bằng mọi giá, giao dịch loạn xạ bất chấp thị trường….

Kinh nghiệm là: Nếu bạn thấy ai đó đang làm những điều trên thì chắc chắn họ vẫn đang… mất tiền. Hãy cố làm mọi thứ thật chậm. Bạn không cần phải nhanh, thị trường vẫn sẽ ở đó, cơ hội luôn luôn còn, không có gì phải vội vàng cả. Hãy thật chậm.

Tư duy chậm trong trading
Tư duy chậm trong trading

Chậm nghĩa là: Có kế hoạch giao dịch rõ ràng, ngồi đợi thị trường tạo các cơ hội “ngon ăn” để đánh đổi bằng tiền của mình, sẵn sàng dừng lỗ khi sai và dám chờ giá về vùng chốt lời. Khi bạn có 1 tư duy chậm, bạn sẽ học được tính kiên nhẫn, điểm tĩnh. Bạn sẽ không bị cuốn theo thị trường, bạn cũng rất sẵn sàng bỏ qua cơ hội để giữ tiền…

Với tôi, chậm lại 1 chút, hít thở sâu thêm 1 chút, kiên nhẫn thêm 1 chút là nên tảng để có thể thực hiện tốt: QUẢN LÝ VỐN.

Kế hoach giao dịch

Kế hoạch là bước chuẩn bị. Trong quản lý vốn, bạn cần phải biết trước chính xác số tiền bạn sẽ thua là bao nhiêu cho từng lệnh giao dịch. Đương nhiên, kế hoạch chỉ là “đàm binh” trên giấy, nhưng nếu không có sự chuẩn bị, bạn sẽ loạn.

Tuân thủ kế hoạch đặt ra cũng chính là cách tốt nhất để bàn rèn luyện tính kỷ luật trong thị trường khắc nghiệt và đầy rủi ro này.

Kế hoach giao dịch
Kế hoach giao dịch

Học cách thắng lớn

Hầu hết các trader gồng lỗ rất tốt nhưng gồng lời lại rất kém. Đây là căn bệnh tâm lý mà thị trường gieo rắc vào đầu của Trader.

Chính vì thế, cho dù bạn có cắt lỗ đúng nguyên tắc mà không giữ được phần lợi nhuận, thì kết quả cuối cùng bạn vẫn là người mất tiền.

Tôi hay gọi đây là căn bệnh tâm lý “Chốt non”. Ví dụ: khi sai bạn mất 50$, nhưng khi đúng bạn chỉ ăn được 20$. Chung quy, tài khoản vẫn lỗ.

6 cách quản lý vốn

Tôi đã viết rất chi tiết từng phương pháp quản lý vốn. Giờ tôi sẽ chỉ nhắc lại nó và đặt các link bài viết vào. Hãy click để đọc, hiểu và áp dụng cho phù hợp.

Những cách quản lý vốn nên học

Nguyên tắc 2% kết hợp Trailing Stop

Mỗi lệnh giao dịch, bạn chỉ được thua tối đa 2% tổng số vốn bạn bỏ vào thị trường. Ví dụ: vốn của bạn là 1000$, vậy thì 1 giao dịch, bạn chỉ được thua tối đa là 20$.

Quản lý vốn: Nguyên tắc 2% trong giao dịch
Quản lý vốn: Nguyên tắc 2% trong giao dịch

Còn Take Profit (chốt lời) thì sao? Tôi khuyến khích bạn sử dụng Trailing Stop để có thể tối đa hóa lợi nhuận.

Đính kèm 3 link bài viết chi tiết:

Quản lý vốn theo nguyên tắc 2% là gì?

Trailing Stop là gì? Cách sử dụng?

Tính số volume giao dịch theo nguyên tắc 2%.

Quản lý vốn theo tỷ lệ R:R

Cách quản lý vốn này phù hợp với các Day trader. Giao dịch trong ngày, có điểm Stop loss và Take profit rõ ràng.

Nếu phương pháp vào lệnh ổn định, kết hợp với 1 tỷ lệ R:R hợp lý. Mục tiêu kiếm càng nhiều R lợi nhuận càng tốt.

Quản lý vốn theo tỷ lệ R:R là gì?

Bài viết phải đọc: Quản lý vốn theo tỷ lệ R:R = Risk : Reward.

Quản lý vốn: Gồng lời, nhồi lệnh và trung bình giá

“Khi đã đúng phải tung liên hoàn cước”. Gồng lời và nhồi lệnh để tăng khả năng sinh lời khi thị trường đi đúng với dự đoán của bạn. Đây cũng là cách để bạn gia tăng lợi nhuận khi giao dịch.

Gồng lời
Gồng lời

Bài viết: Gồng lời, nhồi lệnh và trung bình giá khi bạn đúng.

Những cách quản lý vốn nên tránh

Martingale

Ngã ở đâu gấp đôi ở đó. Hoặc là gấp đôi cho đến khi gỡ lại vốn, hoặc là gấp đôi cho đến chết. Đây là chân lý của Martingale.

Nhưng vấn đề là: Tâm lý. Trò chơi của tiền là trò chơi tâm lý. Khi bạn giao dịch với số tiền lớn, áp lực tâm lý sẽ lớn. Khi nổi sợ dần kiểm soát bạn, càng cố gắng giao dịch, bạn càng sai. Với Martingale, sai liên tiếp sẽ CHÁY TÀI KHOẢN.

Quản lý vốn: Martingale trong Forex
Quản lý vốn: Martingale trong Forex

Tôi đã viết rất rõ trong bài viết này: Cách quản lý vốn Martingale.

Gồng lỗ, nhồi lệnh

Đây là cách quản lý vốn tự sát của rất nhiều Trader, đặc biệt là Newbie. Sợ thua, sợ mất tiền và không dám cắt lỗ. Bạn sẽ treo lệnh, gồng lỗ và hi vọng thị trường hồi về vùng giá bạn vào lệnh.

Đương nhiên, với cách quản lý vốn này đôi ba lần đầu bạn sẽ thành công. Nhưng chỉ cần 1 lần, duy nhất 1 lần, tài khoản của bạn sẽ bốc hơi.

Quản lý vốn: Gồng lỗ, nhồi lệnh
Quản lý vốn: Gồng lỗ, nhồi lệnh

Bài viết: Gồng lỗ, nhồi lệnh và trung bình giá.

All in

All in – đặt tất cả tiền vốn của mình vào 1 giao dịch duy nhất. Tôi có trình bày về 2 cách: (i) all in bị đông và (ii) all in chủ động.

Quản lý vốn Forex all in
Quản lý vốn Forex all in

Tất cả đều đã viết chi tiết tại đây: Quản lý vốn all in.

Kết luận

Tôi đã ở thị trường này hơn 8 năm, hầu hết các thầy/bà hay trader chia sẻ kinh nghiệm đều sẽ nói về phương pháp vào lệnh trước và cách quản lý vốn sau.

Tôi thì nghĩ nên làm ngược lại. Học cách quản lý vốn trước và học phương phương pháp giao dịch sau. Lý do thì tôi đã chia sẻ rất rõ ràng rồi: Bạn cần phải tồn tại trước khi nghĩ đến chuyện kiếm tiền.

Quản lý vốn tốt, bạn sẽ quản lý rủi ro tốt, quản lý cảm xúc tốt. Đây là suy nghĩ của tôi, còn bạn thì sao? Hãy để lại comment bên dưới.

Thân ái!!!!!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here