Thực chiến giao dịch với chiến lược Trend kết hợp Supply Demand (chap 4)

0
121
Thực chiến giao dịch
Thực chiến giao dịch

English Indonesia Português

Đây là tập 4 – thực chiến. Tôi sẽ bàn nhiều hơn về quản lý vốn và tâm lý chiến. Đồng thời, tôi cũng sẽ chia sẻ những trải nghiệm cá nhân của bản thân khi giao dịch với chiến lược: Trend + Supply Demand.

Đương nhiên, đã là thực chiến thì chúng ta sẽ có cách vào lệnh tỉ mỉ hơn. Vui lòng đọc lại tập 1,2,3 mà tôi đã viết trước đó để hiểu rõ hơn nhé.

Kế hoạch quản lý vốn

Tôi sử dụng tài khoản MT4 giao dịch tại sàn Exness với tổng số vốn là 30,000$. Phương pháp quản lý vốn R:R (Risk : Reward) với 1R = 600$  (2% tổng vốn), vậy mỗi lệnh giao dịch tôi chỉ được phép thua tối đa 600$.

Bạn có thể xem lại bài viết này: Quản lý vốn theo tỷ lệ R:R. kết hợp nguyên tắc 2%

Cách tính khối lượng giao dịch, bạn có thể tính tại đây: Tính Volume giao dịch Forex.

Ví dụ: Tôi vào 1 lệnh GBP/JPY, Stop Loss 120 pip => Khối lượng giao dịch của tôi sẽ là 0.55 lot.

Kế hoạch quản lý vốn
Kế hoạch quản lý vốn

Lệnh BUY GBP/JPY

Tôi phân tích thị trường dựa trên biểu đồ ngày (Chart Daily). Tại sao lại là khung thời gian ngày? Tôi sẽ giải thích chi tiết phần dưới.

Xác định Uptrend và vùng Demand (vùng Cầu của thị trường), bắt đầu chờ giá Retest (1 nhịp hồi của giá sau quá trình tăng) và phản ứng tại vùng Demand này bằng 1 cây nến ngừng giảm. Đây chính là tín hiệu để tôi mở 1 lệnh BUY.

Xác định Uptrend và vùng Demand của GBP/JPY
Xác định Uptrend và vùng Demand của GBP/JPY

Ngay khi cây nến tín hiệu đóng cửa, mở 1 giao dịch BUY:

  • Stop Loss (SL): 120 pip. Mức SL sẽ nằm bên dưới vùng Demand
  • Take Profit (TP): 240 pip. Vậy, tỷ lệ R:R = 1:2 (1 phần rủi ro đổi 2 phần lợi nhuận)
  • Khối lượng giao dịch: 0.55 lot.
Lệnh BUY GBP/JPY
Lệnh BUY GBP/JPY

Kết quả: Kèo BUY GBP/JPY win 2R lợi nhuận.

Kèo BUY GBP/JPY win
Kèo BUY GBP/JPY win

Lệnh SELL XAU/USD

Chart Daily, giá vàng trong xu hướng giảm (Downtrend) và tạo vùng Supply. Thị trường có dấu hiệu tăng hồi trở lại để Retest vùng Supply này. Công việc của tôi là chờ tín hiệu đảo chiều.

Vàng trong xu hướng giảm tạo vùng Supply
Vàng trong xu hướng giảm tạo vùng Supply

SELL Gold ngay khi giá đóng cửa bằng 1 cây nến Doji:

  • SL 250 pip ngay trên vùng Supply
  • TP 400 pip tại đáy cũ.
  • Vì mức dừng lỗ xa, nên khối lượng giao dịch an toàn sẽ là 0.24 lot (nguyên tắc 2%).
Lệnh SELL Gold
Lệnh SELL Gold

Kết quả: Kèo SELL Gold win, kiếm hơn 1.5R lợi nhuận.

Kèo SELL Gold win
Kèo SELL Gold win

Lệnh SELL USD/JPY

Vẫn vậy thôi, Giá USD/JPY đã trong quá trình giảm, tạo vùng Supply an toàn để canh lệnh. Khi thị trường phản ứng tại vùng này bằng 1 cây nến Bullish Pin Bar. Mở 1 giao dịch SELL:

  • SL 40 pip, đặt bên trên vùng Supply.
  • TP 100 pip, kì vọng giá giảm về đáy cũ. Tỷ lệ R:R = 1:2,5.
  • Khối lượng giao dịch 1.6 lot.
Lệnh SELL USD/JPY
Lệnh SELL USD/JPY

Kết quả: Kèo SELL USD/JPY vẫn chưa chạm TP (thời điểm viết bài), nhưng đang thắng hơn 2.5R lợi nhuận.

Kèo SELL USD/JPY vẫn chưa chạm TP
Kèo SELL USD/JPY vẫn chưa chạm TP

Lệnh SELL XAU/USD

Đây là 1 trong những lệnh thua mà tôi còn nhớ mãi. Gold đang trong xu hướng giảm hợp lưu với vùng Supply. Tạo tín hiệu đảo chiều bằng 1 cây nến đỏ khá đep => SELL Gold.

Lệnh SELL XAU/USD
Lệnh SELL XAU/USD

Kết quả: Kèo sell này thua. Lý do: Cũng chả có lý do gì. Thị trường là vậy, có đúng có sai, có thắng có thua.

Kèo SELL Gold hit SL
Kèo SELL Gold hit SL

Kinh nghiệm thực chiến

Trên đây là 1 số kèo giao dịch thực chiến mà tôi còn giữ được lịch sử. Vì thế, tôi chia sẻ lại theo dòng thời gian kèm các bằng chứng vào lệnh. Giờ chúng ta sẽ cùng bàn về ưu nhược điểm của phương pháp này:

Phân tích trên biểu đồ ngày

Kinh nghiệm của tôi chỉ ra rằng: Vùng Supply Demand khi sử dụng biểu đồ ngày có độ tin cậy cao hơn so với các loại biểu đồ khác. Các tín hiệu như nến đảo chiều, nến Doji trên đồ thị ngày cho độ an toàn cao hơn.

Đặc biệt, khi sử dụng Chart Daily để phân tích và giao dịch, tôi không bị cuốn vào những biến động giá bất ngờ của thị trường. Tuy các lệnh giao dịch tương đối ít, nhưng tỷ suất thắng lại khá cao.

Phân tích trên biểu đồ ngày
Phân tích trên biểu đồ ngày

Một ưu điểm nữa khi sử dụng biểu đồ ngày chính là: Không tốn quá nhiều thời gian phân tích. Chỉ cần xác định Trend cùng các vùng Supply Demand trên Gold hoặc các cặp tiền chính. Phần còn lại chính là chờ thị trường phản ứng tại đó. Thời gian rãnh tôi sẽ làm các công việc khác, ví dụ như viết bài này để chia sẻ với các bạn.

Yếu tố quản lý vốn

Phương pháp giao dịch là để bạn biết: Điểm vào lệnh (entry), điểm đặt SL và TP. Chính vì thế, bạn có thể dễ dàng tính toán yếu tố rủi ro cho từng giao dịch. Từ đó, giảm bớt áp lực tâm lý khi vào lệnh.

Với tôi, quản lý vốn chính là quản lý cảm xúc, nó quan trọng hơn phương pháp giao dịch. Vì thế mà ngay từ khi mở đầu, tôi nhắc về quản lý vốn trước tiên, hi vọng bạn sẽ hiểu điều tôi muốn nhắn nhũ.

Rui ro 2% trên tổng số vốn
Rui ro 2% trên tổng số vốn

Tâm lý chờ Take Profit

Stop Loss cho mỗi lệnh là 2% tài khoản, nếu bạn làm tốt điều đó, không có gì phải lo lắng cả. Nhưng vấn đề bây giờ sẽ là: Chờ giá di chuyển về vùng chốt lời. Tôi gọi đây là “tâm lý chờ chốt lời”. Rất nhiều trường hợp sẽ thế này:

  • Dời cắt lỗ về hòa vốn quá sớm dẫn tới đóng lệnh.
  • Giá mới đi được 1/2 chặng đường thì sợ mất lợi nhuận nên chốt non.
  • ………..

Và kết quả vẫn cứ là mất tiền.

Một chặng đường dài

Có khi 1 tuần tôi chỉ giao dịch được 1 lệnh, nhưng chẳng sao cả. Chúng ta tìm đến với thị trường này để học cách sinh tồn và tìm kiếm lợi nhuận lâu dài. Vì thế, ưu tiền hàng đầu là giữ tiền, cơ hội sẽ đến vào lúc khác.

Đôi lúc bạn sẽ thấy khá là nhàm chán, thậm chí là có chút “tham” khi thấy nhiều Trader khác kiếm nhiều hơn bạn. Chẳng sao cả, mỗi người mỗi phong cách, và tôi chọn cách đi từ từ, an toàn và bền vững.

Một chặng đường dài trong Trading
Một chặng đường dài trong Trading

Kết luận

Tôi xin được khép lại hệ thống giao dịch dựa trên Supply Demand tại bài viết này. Nếu bạn đã đọc đủ cả 4 bài viết này, bạn không cần phải đọc thêm nữa. Hãy thực hành nó!

Mọi thứ trên trang web này hãy cứ xem là “Trade mồm” mà thôi. Bạn có thể back test (kiểm tra lại) hệ thống giao dịch này trên bất cứ nền tảng nào như Tradingview, MT4/MT5…. Nhưng tôi tin, sẽ rất khác khi bạn giao dịch bằng tiền thật của chính bạn.

Hãy tự trả tiền cho những trải nghiệm của chính bản thân. Vậy nhé!!!!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here