Trend kết hợp với Supply Demand (Chap 3)

0
137
Trend kết hợp với Supply Demand (Chap 3)
Trend kết hợp với Supply Demand (Chap 3)

English Indonesia Português

Bài viết này được chia sẻ từ kinh nghiệm của chính tôi. Thực hành và giao dịch với chiến lược Trend kết hợp với Supply/Demand để vào lệnh. Hi vọng có thể chia sẻ cho bạn nhiều kiến thức hơn trong chiến lược này.

Với tập 3 trong chuỗi seri Supply Demand, tôi sẽ không show những lệnh giao dịch cụ thể. Hãy đợi tập 4 bạn nhé.

Một số các điều kiện của chiến lược

– Phân tích, dự đoán và sử dụng biểu đồ khung ngày (chart daily). Lý do: Tôi không phải day trader, tôi không tập trung 100% thời gian của mình để kiếm tiền trên thị trường. Vì thế, tôi sử dụng khung ngày để làm mọi thứ chậm lại.

– Một số cặp tiền yêu thích: USD/JPY, EUR/USD, NZD/USD, GOLD (XAU/USD). Mỗi người mỗi thế mạnh, và tôi chỉ tập trung vào 1 số cặp tiền mà tôi hiểu rõ. Ngoài ra, những cặp tiền như EUR/JPY hoặc GBP/JPY cũng đáng để bạn thử.

Điều kiện giao dịch cho chiến lược Trend và Supply Demand
Điều kiện giao dịch cho chiến lược Trend và Supply Demand

– Quản lý vốn theo tỷ lệ R:R (Risk:Reward). Nếu bạn chưa biết cách quản lý vốn này, xem chi tiết bài viết này bạn nhé: Quản lý vốn theo tỷ lệ R:R (Risk : Reward) . Tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách Stop loss (SL) và Take Profit (TP) cụ thể bên dưới.

– Bài viết phải xem lại:

+ Uptrend là gì? cách xác định Uptrend.

+ Downtrend là gì? Cách xác định Downtrend.

– Giao dịch với 2 bước:

+ Bước 1: Xác định Trend chính và các vùng Supply/Demand do thị trường tạo ra.

+ Bước 2: Đợi giá Retest lại các vùng Supply Demand và vào lệnh. Uptrend ưu tiên lệnh BUY và Downtrend ưu tiên lệnh SELL.

Hướng dẫn cách giao dịch chi tiết

Lệnh BUY

Xác định Uptrend và Demand Zone (vùng cầu)

Lý thuyết sẽ thế này: Giá đi lên, tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Đồng thời, trong quá trình đi lên, thị trường sẽ tạo những vùng Demand. Chúng ta sẽ mở những giao dịch BUY tại vùng Demand này.

Cách giao dịch lệnh BUY
Cách giao dịch lệnh BUY

Ví dụ chi tiết: USD/JPY (từ 27/01/2021 đến 17/02/2021)

  1. Cặp tiền USD/JPY bước vào giai đoạn tăng (Uptrend), tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước.

Xác định vùng Demand trên biểu đồ (vùng màu vàng). Việc của tôi là chờ giá quay trở lại Retest vùng này và mở giao dịch BUY.

Xác định vùng Demand trong Uptrend
Xác định vùng Demand trong Uptrend
  1. Giá test lại vùng Demand mà chúng ta đã vẽ, tạo tín hiệu giao dịch bằng 1 cây nến Doji.

+ Mở 1 giao dịch BUY ngay sao đó.

+ Đặt SL bên dưới vùng Demand.

+ TP ngay tại đỉnh cũ.

Mở giao dịch BUY
Mở giao dịch BUY
  1. Giá bật tăng về điểm chốt lời. Kèo này tôi thắng 2R.
Kết quả đạt 2R lợi nhuận
Kết quả đạt 2R lợi nhuận

Lệnh SELL

Lý thuyết: giá liên tục giảm và bước vào Downtrend (xu hướng giảm). Xác định các vùng Supply mà thị trường đã tạo ra. Chờ đợi tín hiệu để mở cách lệnh SELL.

Cách giao dịch lệnh SELL
Cách giao dịch lệnh SELL

Ví dụ cụ thế: USD/JPY (từ 05/07/2021 đến 05/08/2021)

  1. USD/JPY đang trong giai đoạn giảm (Downtrend): Giá tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước. Quá trình giảm này tạo vùng Supply Zone (vùng màu vàng) trên hình vẽ. Đây sẽ là vùng chính ta chờ đợi cho 1 lệnh SELL.
Xác định vùng Supply trong Downtrend
Xác định vùng Supply trong Downtrend
  1. Giá tăng trở lại vùng Supply và có dấu hiệu đảo chiều.

+ Vào 1 lệnh SELL tại đây.

+ Đặt SL bên trên vùng Supply

+ TP tại đáy cũ.

Vào lệnh SELL tại vùng Supply
Vào lệnh SELL tại vùng Supply
  1. Kết quả: Kèo SELL này đã đạt được TP. Lợi nhuận 2,5R.
Kết quả lệnh Sell đạt 2.5R lợi nhuận
Kết quả lệnh Sell đạt 2.5R lợi nhuận

Một số kinh nghiệm

Trend là quan trọng nhất

Nhớ nhé, Trend (xu hướng chính của thị trường) mới là điều đầu tiên bạn nên quan tâm. Sau đó mới tới vùng Supply Demand.

Nếu là Uptrend (xu hướng tăng) hãy xác định vùng Demand (vùng cầu). Ngược lại Downtrend thì tập trung vào vùng Supply (vùng cung).

Ưu tiên xác định xu hướng chính của thị trường
Ưu tiên xác định xu hướng chính của thị trường

Tín hiệu giao dịch

Những cây nến cân bằng như Doji tại vùng Supply Demand là 1 tín hiệu đẹp để bạn xem xét mở lệnh. Chúng ta sẽ bàn chi tiết ở bài sau.

Đặc biệt là khi giá giảm. Thị trường tăng chậm, nhưng giảm nhanh. Nếu không có tín hiệu để bạn BUY lên tại vùng Demand, hãy bỏ qua. Kiên nhẫn để chờ tín hiệu, đừng vội, không cơ hội này sẽ có cơ hội khác.

Tín hiệu Supply Demand có thể bị phá vỡ

Phải thật sự cẩn trọng với mẫu hình nến Engulfing hoặc những cây nến Pin Bar ngược. Khi những dấu hiệu trên xuất hiện, bạn có thể xem xét chốt bớt lệnh.

Điều này phải do bạn tự trải nghiệm, tôi cũng không tiện chia sẻ nhiều.

Tín hiệu Supply Demand có thể bị phá vỡ
Tín hiệu Supply Demand có thể bị phá vỡ

Bao lâu thì vùng Supply Demand không còn ý nghĩa

Với khung thời gian daily, theo lý thuyết nếu thị trường không quay trở lại vùng Supply Demand trong vòng 1 tháng, vùng đó sẽ trở nên vô hiệu.

Còn thực tế: với tôi, thị trường phản ứng thế nào thì chúng ta sẽ có kế hoạch để xử lý lệnh đến đó.

Hoán đổi giữa Supply và Demand

Vùng Supply khi bị phá qua sẽ đổi vai trò thành vùng Demand và ngược lại. Đây là tính chất tương đối giống với hỗ trợ và kháng cự.

Hoán đổi giữa Supply và Demand
Hoán đổi giữa Supply và Demand

Kết luận

Vậy là chúng ta đã xong chiến lược Trend + Supply/Demand.

Hãy đọc lại, thử thực hành bài test trên Tradingview về cách đánh này. Tôi sẽ tiếp tục bằng 1 bài viết khác: Giao dịch Forex và Gold thực tế trên MT4. Tôi sẽ phân tích lệnh, tâm lý rõ hơn. Hãy đợi tập 4.

Thân ái!!!!!!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here